Liệt dây thần kinh số VII là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, không lây truyền. Vậy nguyên nhân của bệnh do đâu? Liệt dây thần kinh số VII có nguy hiểm không và cần định hướng điều trị như thế nào là đúng? Hãy cùng theo dõi trong bài viết sau đây.
1. Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên (LIỆT VII) là bệnh gì?
✅ Dây thần kinh số VII hay còn gọi là liệt mặt ngoại biên, là tình trạng mất vận động hoàn toàn hay một phần các cơ của nửa mặt, do tổn thương dây thần kinh mặt.
✅ Nguyên nhân: Thường do lạnh, đôi khi do các viêm nhiễm vùng xương đá
✅ Triệu chứng: Mất cân xứng của hai bên mặt, thể hiện: nửa mặt bên liệt bị mất hoặc mờ các đường nét tự nhiên khi cười nói mặt méo kéo sang bên lành, mắt bên liệt không nhắm kín, khi nhìn ngước lên trên, nếp nhăn trán bên liệt mờ hoặc mất.
Khi yêu cầu bệnh nhân làm một số động tác như huýt sáo, súc miệng không làm được vì không chúm được môi. Có cảm giác tê nửa mặt bên bị bệnh.
Phản xạ mũi mi; phản xạ xoáy ốc mi mắt bên liệt đáp ứng chậm.
2. Chẩn đoán bị liệt dây thần kinh số VII bằng cách nào?
✅ Chẩn đoán liệt VII chủ yếu dựa trên các triệu chứng lâm sàng.
Ngoài ra căn cứ vào kết quả chụp sọ não để chẩn đoán phân biệt với liệt VII trung ương, các xét nghiệm khác: Công thức máu, Đường máu, Máu lắng, Sinh hóa…
3. Liệt dây thần kinh số VII có nguy hiểm không?
✅ Bệnh liệt dây thần kinh số VII có thể gây ra các di chứng nặng nề khác nhau như:
– Các biến chứng mắt: viêm kết mạc, viêm giác mạc, loét giác mạc, lộn mí. Các biến chứng này có thể phòng tránh bằng nhỏ mắt bảo vệ, đeo kính, khâu sụn mí hoàn toàn hay một phần.
– Đồng vận: biểu hiện co cơ không tự chủ phối hợp với các hoạt động tự chủ như mép bị kéo khi nhắm mắt. Thất bại trong điều trị, phục hồi chức năng có thể giảm bớt khó chịu này.
– Co thắt nửa mặt sau liệt mặt: biến chứng này gặp ở các thể nặng do tổn thương dây thần kinh với phân bố lại thần kinh một phần.
– Hội chứng nước mắt cá sấu: hiếm gặp, biểu hiện chảy nước mắt khi ăn.
4. Điều trị liệt dây thần kinh số VII như thế nào?
✅ Các phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền: Các bài thuốc Y học cổ truyền; các thủ thuật châm cứu, ôn châm, cứu ngải, xoa bóp bấm huyệt.
✅ Các phương pháp điều trị bằng Y học hiện đại:
– Thuốc YHHĐ gồm liệu pháp thuốc chống viêm; tăng cường vận mạch ngoại biên.
– Phục hồi chức năng: Điều trị bằng các dòng điện xung; Hồng ngoại; Siêu âm.
5. Chăm sóc khi bị liệt VII ngoại biên
– Giữ ấm vùng mặt, tránh lạnh, bảo vệ mắt bên liệt, giữ gìn vệ sinh răng miệng;
– Tập huýt sáo, thổi lửa, tập nhắm mắt. Bệnh nhân có thể tự xoa bóp tại chỗ bên liệt thông qua hướng dẫn của thầy thuốc.
? Người bệnh có thể liên hệ với Bệnh viện YHCT Thái Bình để được tư vấn, hướng dẫn điều trị và phòng bệnh đúng cách.
? Nguồn: Khoa Châm cứu?
❤️Trao chất lượng – Nhận niềm tin ❤️
Be the first to review “LIỆT DÂY THẦN KINH SỐ VII”